top of page

Đại Sư Hám Sơn khai thị cho Sa Di Tại Tịnh

Phật dạy hai mươi viêc khó được, mà trong đó có năm việc:

  • Được thân người là khó.

  • Sinh tại nước có văn hóa là khó.

  • Được gặp Phật pháp là khó.

  • Thân cận thiện tri thức là khó.

  • Sinh chánh tín là khó.

Đây là năm việc khó trong những cái khó.

Sa di Tại Tịnh đã đủ bốn việc, chỉ còn thiếu việc sinh chánh tín. Hôm nay, may mắn xuất gia, gặp được đại thiện tri thức mà quy y, lại đem thân vào biển Phật pháp. Việc này do duyên tu hành như thế nào mà được? Nếu không phấn tấn dũng mãnh, sinh đại chánh tín, rồi đem thân tâm huyễn vọng, tẩy rửa cho thanh tịnh trong sạch, lật ngược tính mệnh, chí xuất sinh tử, rộng tu vạn hạnh, kết đại duyên thành Phật vô thượng thì chẳng phải xấu hổ, làm mất hạt giống thiện căn trong bao đời hay sao!

Cổ đức dạy rằng: “Thọ khổ trong ba đường ác chưa gọi là khổ. Làm mất y ca sa trên thân mới thật là khổ. Phật bảo rằng tâm như dây tơ thẳng mới nhập đạo được. Dây tơ thẳng tức là không có tướng cong vạy. Tướng cong vạy là gì? Tức là tâm tinh xảo máy móc, tâm trộm cướp, tâm láu lỉnh, tâm che đậy, tâm chẳng biết xấu hổ, tâm làm biếng, tâm thấy lỗi của người, tâm cống cao ngã mạn, tâm tự thị khi dễ người, tâm không sinh hiếu thuận từ mẫn. Tổng quát, tất cả tâm bất thiện đều là tướng cong vạy của tự tâm. Nay muốn phát tâm tu hành, chỉ đem tất cả loại tâm cong vạy như trên, tận hành quét sạch. Thời thời kiểm điểm, niệm niệm chiếu soi quản thúc, chớ xả bỏ chúng. Sợ không thể đốn ngộ, hãy lấy một công án của cổ nhân, hoặc danh hiệu Phật luôn luôn giữ trong ngực. Lúc tập khí phát khởi, bèn đề khởi ngay câu Phật hiệu để chống cự với chúng. Lâu sau thuần thục thì tâm tự điều phục ngay thẳng, mà đạo tâm ngày càng tăng trưởng, hạnh môn ngày càng tinh tiến, tâm địa ngày càng sáng suốt. Suốt đời hành trì như thế, thì gọi là không uổng phí đời tu. Ngược lại, đợi lúc sinh tử đến thì dùng cái gì để đối trị chúng.

Sa di Tại Tịnh hãy tự suy nghĩ quyết chẳng nên bỏ qua, xem thường những lời của lão nhân này”.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page