top of page

Cầu sanh Tịnh độ là thế nào?

Q: Cầu sanh Tịnh độ là thế nào?

A: Kính thỉnh đại chúng lắng nghe lời khai thị của Đại Sư Thật Hiền.

Đại Sư dạy: Cầu sinh Tịnh Độ là thế nào? Tu hành cõi này thì sự tiến đạo rất khó, vãng sinh cõi kia thì sự thành Phật cũng dễ. Dễ nên một đời đã có thể thấu đáo, khó nên lắm kiếp vẫn chưa chắc hoàn thành. Do đó mà thánh ngày xưa, hiền ngày trước, ai cũng khuynh hướng; kinh cả ngàn, luận cả vạn, đâu cũng chỉ qui. Quả thật sự tu hành trong thời kỳ mạt pháp này, không có pháp nào hơn pháp ấy. Có điều kinh luận đã nói, điều lành mà tính chất nhỏ thì không thể vãng sanh, cái phước mang tính chất lớn mới chắc chắn đến được. Cái phước mang tính chất lớn thì không chi bằng sự chấp trì danh hiệu, điều lành hàm tính chất to thì không chi bằng sự phát tâm rộng lớn. Nên nhất tâm chấp trì danh hiệu của Phật hơn cả sự bố thí đến trăm năm, nhất niệm phát tâm bồ đề rộng lớn vượt cả sự tu hành trong nhiều kiếp. Lý do là vì niệm Phật vốn mong làm Phật, vậy tâm lớn không phát thì có niệm cũng không làm gì, phát tâm vốn để tu hành, vậy tịnh độ không sanh thì có phát cũng dễ thoái chuyển, nên gieo giống bồ đề, cày bằng cái cày niệm Phật, thì trái hạt tuệ giác tự nhiên lớn lên, ngồi thuyền đại nguyện, nhập vào bể cả tịnh độ thì Tây Phương Cực Lạc quyết định vãng sanh. Nay chép ra bài kệ của Thiền Sư Linh Thoại gởi đến các hành nhân tu Tịnh Độ, hãy nghĩ suy cặn kẽ:

Ngày tháng chim lồng quanh quẩn, Thên người bèo nước lênh đênh, Trăm năm tạm gởi kiếp phù sinh, Há lại mơ màng chẳng tỉnh? Đem mối trần duyên rũ sạch Đừng cho mộng cảnh linh đình. Di Đà sáu chữ ấy chân kinh Đường lối tu hành tiệp kỉnh. Chẳng luận sang, hèn, ngu, trí Không phân già, trẻ, gái, trai Có tâm làm được đấng Như Lai Lời thật lưu truyền vẫn tại. Sáu chữ Di Đà rất dễ Một lòng tưởng niệm đừng sai. Thân này thề chiếm tử kim đài Gắng giữ niệm tâm chớ trái!

Recent Posts
Archive
Search By Tags
No tags yet.
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page