LỊCH SỬ 13 VỊ TỔ TÔNG TỊNH ĐỘ
Liên Tông Sơ Tổ Huệ Viễn Đại Sư
"Tam muội là thế nào?" Chính là nhớ chuyên, tưởng lặng vậy. Nhớ chuyên, thì chí một tâm đồng. Tưởng lặng, thì khí thanh thần sáng. Khí thanh thì trí soi ngộ đến lý nhiệm mầu. Thần sáng thì không chỗ u vi nào chẳng thấu. Hai điểm này tự nhiên thầm hợp nương về, mà phát sinh ra diệu dụng.
Lại các môn Tam muội, danh mục rất nhiều, công cao dễ tu, Niệm Phật là thắng. Tại sao thế? Vì cùng nơi huyền tịch, mới hiệu Như Lai, thể hợp với thần, mười phương ứng hiện. Thế nên, khi vào tam muội, lặng lẽ vong tri, trí sáng chiếu cảnh duyên, gương lòng bày muôn tượng. Chỗ mắt tai không đến được, mà vẫn thấy vẫn nghe. Nơi linh trí lặng sáng than
Liên Tông Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư
Lại người niệm Phật đi đứng nằm ngồi, phải cố gắng nhiếp tâm ngày đêm chớ rời thánh hiệu, thề quyết giữ đến hơi thở cuối cùng. Như thế tới lúc mãn phần, niệm trước vừa thọ chung, niệm sau liền sanh Cực lạc. Từ đây vĩnh viễn hưởng sự vui pháp lạc vô vi cho đến khi thành Phật, há chẳng đáng mừng ư?
Đại sư cũng từng dạy phương pháp giữ vững chánh niệm trong lúc lâm chung như sau:
- Người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh độ, thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. Phải thường nghĩ thân này nhơ nhớp, biết bao điều khổ lụy trói vây!
Liên Tông Tam Tổ Thừa Viễn Đại Sư
Đại sư cất thảo am dưới gộp đá phía Tây Nam non Hoành. Người đạo tâm hay biết, đem cúng cho thức ăn thì ngài dùng, hôm nào không có thì ăn bùn đất, tuyệt không hề đi quyên xin. Khổ tu như thế, đến nỗi mình gầy mặt nám, trên thân chỉ còn một chiếc y cũ rách. Về phần truyền giáo, Đại sư đứng theo lập trường Trung đạo, tùy căn cơ mỗi người mà quyền biến chỉ dạy. Thấy cư dân quanh vùng phần nhiều khổ tật bệnh, ngài rộng truyền pháp môn Tịnh độ, khuyên mọi người đều nên niệm Phật.
Liên Tông Tứ Tổ Pháp Chiếu Đại Sư
Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập. Một buổi sáng, vào lúc thanh trai, ngài thấy trong bát cháo ở Tăng đường; hiện rõ bóng mây ngũ sắc. Trong mây hiện ra cảnh sơn tự, phía Đông bắc chùa có dãy núi, chân núi có khe nước.
Phía Bắc khe nước có cửa ngõ bằng đá. Trong ngõ đá lại có một ngôi chùa to, biển đề "Đại Thánh Trúc Lâm Tự". Mấy hôm sau, ngài lại thấy nơi bát cháo hiện rõ cảnh chùa lớn ấy, gồm vườn ao, lâu đài tráng lệ nguy nga, và một vạn Bồ Tát ở trong đó.
Liên Tông Ngũ Tổ Thiếu Khang Đại Sư
Cứ đến ngày trai, thiện nam tín nữ đều họp nơi đó để niệm Phật nghe pháp. Thường thường số người họp có trên ba ngàn. Mỗi khi thăng tòa, ngài chấp tay to tiếng niệm Phật, thì đại chúng ở dưới đều xướng niệm hòa theo. Có lúc Đại sư xưng một câu Phật hiệu, hội chúng thấy một đức Phật từ miệng ngài bay ra. Niệm đến mười câu, trăm, ngàn câu đều có mười, trăm, ngàn, ngàn vị Phật bay ra, liên tiếp như xâu chuỗi.
Liên Tông Lục Tổ Diên Thọ Đại Sư
Vì sao? Bởi hiện tại là nhân, khi lâm chung là qủa. Cần phải nhân cho chắc thật, qủa mới không hư luống, như tiếng hòa nhã thì vang dịu dàng, hình ngay tất bóng thẳng vậy. Nếu muốn khi sắp chết mười niệm thành công, thì ngay lúc hiện tại phải một lòng chí thiết tinh tấn tu hành, tất không còn điều chi lo ngại. Đại khái, chúng sanh bởi tâm chia thiện ác, nên báo có khổ vui. Do nơi ba nghiệp tạo thành, mới khiến sáu đường luân chuyển. Nếu tâm sân hận, tà dâm, đó là nghiệp Địa ngục. Tâm tham lam, bỏn xẻn là nghiệp Ngạ qủy. Tâm ngu si, tà kiến là nghiệp Súc sanh.
Liên Tông Thất Tổ Tỉnh Thường Đại Sư
Kinh dạy: "Tâm tịnh thì cõi Phật thanh tịnh". Đại sư đã tu nhân niệm Phật thanh tịnh, tất phải cảm tịnh qủa. Nhưng vì tịnh qúa mãnh liệt nên không đợi sanh về Tây phương mà ảnh hưởng đến cảnh uế độ này tạm biến thành sắc hoằng kim. Đây là một bằng chứng cho biết cảnh đất vàng cây báu ở Tịnh độ là có thật, vì "Tất cả pháp do tâm tạo".
Quả vị của Đại sư tất ở ngôi Thượng thượng phẩm
Liên Tông Bát Tổ Liên Trì Đại Sư
Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn. Láng giềng có bà lão, mỗi ngày niệm Phật vài ngàn câu, lấy làm thường khóa. Nhân lúc rỗi rảnh sang chơi, ngài hỏi duyên cớ, bà đáp: "Ông nhà tôi lúc sanh tiền chuyên lo niệm Phật, đến khi chết, không đau bịnh chi, vui vẻ vòng tay cáo từ mọi người mà qua đời. Do đó, tôi biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn!" Ngài nghe nói cảm động, từ đó hằng để ý đến pháp môn Tịnh độ.
Liên Tông Cửu Tổ Trí Húc Đại Sư
Bình thời, Đại sư từng khai thị rằng: Pháp môn Tịnh Độ không chi chi lạ kỳ đặc biệt, yếu điểm chỉ là tin sâu, nguyện thiết và gắng sức thật hành mà thôi. Phật dạy: “Nếu người nào chuyên niệm A Di Đà, chính là Vô thượng thâm diệu thiền”. Trí Giả đại sư bảo: “Niệm Phật tam muội là vua trong các môn tam muội”. Tổ Vân Thê cũng nói: “Một câu A Di Đà Phật bao trùm tám giáo, tròn nhiếp năm tông”.
Đáng tiếc người thời nay xem niệm Phật là cạn cợt tầm thường, bảo đó là là công hạnh của hạng ngu phu, ngu phụ. Bởi thế nên lòng tin không chắc, chẳng gắng sức thật hành, trọn ngày lơ là, công phu khó thành tựu.
Liên Tông Thập Tổ Hành Sách Đại Sư
Thứ nhất phải tin: Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không sai khác. Chúng ta là Phật chưa thành. Di Đà là Phật đã thành. Giác tánh đồng một vẫn không có hai. Ta tuy điên đảo mê lầm, giác tánh chưa từng mất. Ta tuy nhiều kiếp luân chuyển, giác tánh chưa động. Nên nói: "Khi một niệm hồi quang đồng về nơi bản đắc là như thế.
Thứ hai phải tin: Chúng ta là Phật danh tự, Di Đà là Phật cứu cánh, tánh tuy không khác, ngôi cách vực trời. Nếu không chuyên niệm đức Phật kia, cầu về cõi Tịnh; tất phải chịu theo nghiệp lưu chuyển, chịu khổ vô cùng! Đây gọi là pháp thân lưu chuyển sáu nẻo,
Liên Tông Thập Nhất Tổ Thật Hiền Đại Sư
Thật Hiền Đại sư, tự Tư Tề, hiệu Tĩnh Am, người đời Thanh, con nhà họ Thời ở Thường Thục.
Từ thuở bé ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu Niệm Phật Là Ai? Được tỏ ngộ, và nói: "Tôi đã tỉnh giấc mơ!".
Kế tiếp, Đại sư đóng cửa thất ba năm ở chùa Chân Tịch, ngày duyệt ba tạng kinh, đêm chuyên trì Phật hiệu. Mãn thất, ngài đến Mậu Sơn lễ Xá Lợi ở tháp A Dục Vương. Nhằm ngày Phật Niết Bàn, đại sư họp nhiều hàng đạo tục sắm lễ cúng dường, rồi đốt ngón tay trước Phật, phát bốn mươi tám điều đại nguyện. Lúc ấy cảm Xá lợi phóng ánh sáng rực rỡ. Đại sư làm bài văn" Khuyên phát lòng bồ đề" để khuyến khích tứ chúng, nhiều người đọc đều rơi lệ.
Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Đại Sư
"Đầu mối quan hệ trong vòng sống chết của chúng ta, duy có hai thức: Tâm lực và Nghiệp lực. Tâm lực là tâm niệm có nhiều mối, khi lâm chung đi theo mối nặng nhất. Nghiệp lực ví như người mang nợ, chủ nợ mạnh lôi kéo trước tiên. Nghiệp lực tuy lớn, nhưng tâm lực lại càng lớn hơn. Bởi nghiệp không tự tánh, hoàn toàn nương nơi tâm, nên khi tâm chú trọng thì làm cho nghiệp thêm mạnh. Nếu ta dùng trọng tâm mà tu Tịnh độ, tất tịnh nghiệp mạnh, khi lâm chung quyết định sanh về Tây phương. Ví như cây to tường cao, nghiêng hướng về Tây, ngày kia khi đã đổ tất cũng hướng về Tây vậy.
Thế nào trọng tâm? Chúng ta tu Tịnh độ, lòng tin qúi ở nơi sâu, chí nguyện qúi ở nơi thiết. Do t